Tượng A Nậu Quán Âm Tự Tại Đá Lưu Ly

Giá bán: 3.250.000 đ

Tượng A Nậu Quán Âm Tự Tại Đá Lưu Ly
?Chất liệu: Đá lưu ly.
?Kích thước: Cao 19cm, ngang đế tượng: 13cm
?Xuất xứ: Đài Loan.
?Giá thỉnh : 3.250.000đ
☑️Call: 0932.808.715 – zalo
☑️Kênh Thỉnh Online Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Uy Tín.
?www.tinhtamquan.com?
Cam kết ấn phẩm đẹp hoàn hảo 100%.
✅ Chính sách an toàn,an tâm100% cho quý khách
✅ Được đổi trả ấn phẩm nếu bể, trầy mẻ, không đúng mẫu.
✅ Ship Cod toàn quốc.
✅ Kiểm tra hàng trước ,thanh toán tại nhà.
——————————————-
Điều kiện mua hàng & đặt hàng :
– Cọc 10% giá trị của đơn hàng ( Áp dụng cho mọi khách trên toàn quốc).
– Được hoàn trả cọc nếu ấn phẩm bị: bể, trầy mẻ, không đúng mẫu, hàng giả.
– Hoặc tìm hiểu thêm chính sách cọc hàng tại đây: http://tinhtamquan.com/chinh-sach-coc-hang/

Số lượng:


A Nậu Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trên bệ đá quán sát mọi động tĩnh của đại hải. Thệ nguyện của Ngài như bài kệ:.“ông nghe hạnh Quán Âm, khéo ứng các nơi chỗ, thệ rộng sâu như biển, nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn”. Hình tượng của Ngài đầu búi tóc thiên kế, mặc Thiên y màu vàng. Tay trái cầm mảnh y trước bụng, tay phải thả trên gối phải, mắt nhìn đại hải. Hạnh nguyện của Ngài xua tan những hiểm nạn trên biển làm cho tất cả định tĩnh không còn tai ương.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây Du Ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác – cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, dùng mắt để “nghe” thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn, miền Đông Trung Hoa, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa. Tại Trung Hoa – đến thế kỷ 10 – Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kỳ này: đó là hai yếu tố Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) và Trí huệ (sa. prajñā) được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một “quyến thuộc” nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quán Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó Phật tử Trung Hoa khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.

Một trong các lý do đó là đối với Phật giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và có sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quan Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quan Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ v.v… tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh.

Tĩnh Tâm Quán – Kênh thỉnh Vật phẩm Phật Giáo ONLINE cam kết với khách hàng luôn đảm bảo tính minh bạch, tính an toàn và hoan hỷ thái độ phục vụ, với mong muốn đem lại cho quý khách hàng cảm giác MUA HÀNG ONLINE AN TOÀN.
——————————————————-
Tĩnh Tâm Quán – Kênh Siêu Thị Online Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Uy Tín.
Web: tinhtamquan.com
Fanpage : Shop Tĩnh Tâm Quán
Call: 0932.808.715 – zalo
Tĩnh Tâm Kính Chúc Quý Khách Thân Tâm Thường An Lạc!

Hỗ trợ trực tuyến