Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Phật Bột Đá màu khoáng cao cấp

Giá bán: 16.480.000 đ

Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Phật – Bột Đá Cao cấp
……………………………..
Mẫu Tôn Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Phật – Bột Đá Xanh Ngọc Đài Loan Cao cấp
Tượng Phật Thích Ca.
– Kích thước: Cao 50cm, ngang 42cm, sâu 29cm.
– Chất liệu: Bột đá (đá ép). Màu khoáng thủ công nên rất bền màu.
– Cân nặng: 17kg.
……………………………..
Tượng Văn Thù Phổ Hiền.
– Kích thước: Cao 40cm. Ngang 30cm. Sâu 19cm
– Chất liệu: Bột đá, sắc nét, uy nghiêm, từ bi.
– Cân nặng: 20kg/2 tượng
– Xuất xứ: Đài Loan.
Giá thỉnh: 16.480.000 đ/ bộ (3 tượng)
_______________________
Tĩnh Tâm Quán |Siêu Thị Online Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Uy Tín.
Hotline : 0932.808.715 – zalo – mesenger – viber – inbox
Website: tinhtamquan.com – bachhoaonline247.com
……………………………………………..
Chính sách an toàn cho khách hàng:
Hoàn trả ấn phẩm nếu bị: bể, trầy mẻ, không đúng mẫu phát hành, kém chất lượng.
Ship Cod toàn quốc.
Kiểm tra hàng trước ,thanh toán tại nhà.

Số lượng:


Từ khóa: ,

Phật Thích Ca Mâu Ni :
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy vĩ đại của nhân loại. Người đã truyền bá thông điệp Từ bi và Trí tuệ đến mọi người bằng con đường chuyển hóa thân tâm. Giúp cho tha nhân biết cách làm chủ bản thân mà không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Người đến và đi trong an nhiên tự tại. Giúp chúng sinh thoát khỏi bóng tối vô minh để tìm đến ánh sáng chân lý.

Sự giác ngộ của Đức Phật gắn liền với ý nghĩa giải thoát, là kết quả của quá trình tu tập. Không đơn thuần là thay đổi về nhận thức, là những chuyển biến về tư tưởng. Giác ngộ của Đức Phật khác với ý nghĩa ‘ngộ’, ‘giác ngộ’ thông thường của thế gian. (Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Phật )

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi:
Là một vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ siêu việt. Và là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài đại diện cho sự thông minh của Bát Nhã. Không bị giới hạn bởi kiến ​​thức hay khái niệm. Trong các phòng thực hành thiền định, thư viện. Hay phòng nghiên cứu của các tu viện Phật giáo thường có treo hình của Ngài.

Tượng Văn Thù Bồ Tát có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số đặc điểm quan trọng. Một trong những điểm dễ nhìn thấy nhất là trên tay của Ngài cầm một cây kiếm (lưỡi gươm). Đang bốc lửa giơ lên cao. Kiếm này là tượng trưng cho kiếm trí huệ. Có thể dùng để chặt đứt vô minh, chặt đứt phiền não. Chặt đứt những lưới dây ràng buộc con người trong vòng sinh tử khổ đau luân hồi. Dẫn dắt chúng sinh đến bến bờ của giác ngộ và giải thoát.

Tay phải của Ngài thường cầm cuốn Bát Nhã Tâm Kinh. Là biểu trưng cho tỉnh thức, cho giác ngộ. Cũng có khi ta thấy tay của Ngài cầm đoá sen. Là tượng trưng cho trong nhiễm ô nhưng không khởi tham ái. Như hoa sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả là ngồi trên Sư Tử xanh. Hình ảnh sư tử xanh là biểu pháp cho oai lực của trí huệ. Dùng hình tượng sư tử vì đây là loại thú trong rừng xanh. Luôn có sức mạnh và oai lực vượt trội các loài khác. Dùng để thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng tất cả phiền não.

   

Phổ Hiền Bồ Tát:

Phổ Hiền là vị Bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy theo sự cầu mong của chúng sinh mà ngài sẽ hiện thân hóa độ. Phổ Hiền Bồ Tát thường hay đứng bên phải Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tôn tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường cầm hoa sen, trên đóa sen có viên bảo châu. Cũng có lúc ngài cầm ngọc như ý hoặc cũng có khi là quyển sách.

Phổ Hiền Bồ Tát thường cưỡi voi trắng sáu ngà. Voi trắng là tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại. Còn sáu ngà tượng trưng cho lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ. Phổ Hiền Bồ Tát chính là người chèo lái con thuyền Lục Độ. Để cứu vớt mọi chúng sinh đang bị chìm đắm trong bể khổ.

Phổ Hiền và Văn Thù là hai Đại Bồ Tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế m và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng. Thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

– Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã.

– Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca.

Clip thực tế mẫu tôn tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Phật – Bột Đá Cao cấp

 

Hỗ trợ trực tuyến