Tượng Phật Đản Sanh Đá Lưu Ly Hổ Phách 33cm

Giá bán: 3.000.000 đ

Tượng Phật Đản Sanh Đá Lưu Ly Hổ Phách 33cm
Kích thước : Tượng cao tổng 33cm, đường kính đài sen 11cm, thân tượng cao 26cm
Cân nặng: 4kg
Chất liệu: đá lưu ly, màu hổ phách.
Xuất xứ: Đài Loan.
Giá thỉnh: 3.000.000 đ

…………………………………………………..
Tĩnh Tâm Quán: Kênh Siêu Thị Online Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Uy Tín.
Hotline : 0932.808.715 – zalo
Website: tinhtamquan.com – bachhoaonline247.com
…………………………………………………..
CAM KẾT:
Trúng mẫu, chất lượng, hình thức đẹp như hình chụp 100%
Giao hàng toàn quốc ( ship cod có tính phí theo gói cước bưu cục)
Kiểm tra hàng & thanh toán ngay tại nhà
Được quyền trả hàng nếu: Bể, trầy mẻ, sai mẫu , hàng giả nhái, hàng kém chất lượng.

Số lượng:


Từ khóa:

Ý NGHĨA NGHI THỨC TẮM PHẬT
Hàng năm, vào dịp Lễ Phật Đản sanh Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng… và một trong những nghi lễ được thực hiện trang trọng thành kính tại các đạo tràng, chùa, tịnh xá là nghi thức Tắm Phật. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa, và ngày nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo khắp nơi như một cử chỉ, một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này, cách đây hơn 2.600 năm.

Vậy nguồn gốc ý nghĩa của nghi lễ Tắm Phật này là gì?

Nguồn gốc của nghi thức tắm Phật là từ sự kiện tại vườn Lâm Tỳ Ni dịp Đản san của Thái tử Tất Đạt Đa. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng, khi hoàng hậu Ma-da đản sanh thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và thái tử.
Trong kinh Đại Bồn (Trường bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung Bộ III), lời mở đầu của bản chú giải truyện Bổn Sanh (Nidānakatha) có ghi nhận về sự kiện này. Theo bộ Đại sự (Mahāvastu), khi thái tử ra đời, hai dòng nước ấm và lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử.

Riêng kinh Phổ diệu thì ghi lại rằng lúc ấy từ trên hư không có chín con rồng phun nước xuống để tắm cho thái tử. Căn cứ vào các tác phẩm này, các nghệ nhân Phật giáo đã mô tả lại cảnh Đản sanh của thái tử với rồng phun nước trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển phía Bắc Ấn và Amarāvatī tại Nam Ấn. Một tác phẩm thuộc trường phái Gandhara được lưu giữ tại bảo tàng Peshawar (Pakistan) mô tả cảnh hai cung nữ đứng hầu bên thái tử, bên trên có trời Đế Thích và Phạm Thiên rưới nước từ cành hoa sen để tắm cho thái tử, hai bên thái tử lại có bốn vị chư thiên đang cung kính chiêm ngưỡng.

“Hàng năm, vào dịp Lễ Phật Đản sanh Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng…”

Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, khi thái tử ra đời có bốn vị Thiên vương dùng vải quý cõi trời nâng thái tử, Thích Đề Hoàn Nhơn mang lọng báu cùng Đại Phạm Thiên đứng hầu hai bên. Lúc đó có hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà từ trên hư không phun hai dòng nước ấm và mát để tắm thân Thái tử. Có lẽ chính sự cung kính của chư thiên đối với sự kiện Đản sanh của thái tử được mô tả trong bản kinh này đã tạo nguồn cảm hứng để về sau trong mùa Phật đản, người Phật tử thường tôn trí tượng Đản sanh trong một bồn hay thau sạch và quý, đặt trong điện thờ Phật hay một nơi nào đó trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ tắm Phật nhằm tưởng nhớ đến ân đứccủa Đức Phật và bày tỏ niềm tôn kính sâu xa đối với Ngài.

TẠI VIỆT NAM, NGHI THỨC TẮM PHẬT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Nghi thức này cũng là hoạt động thiết yếu của ngày Lễ Phật Đản, và được diễn ra ở nhiều ngày khác nhau nhưng thường nhiều nơi tổ chức vào đúng ngày rằm tháng tư âm lịch trong dịp lễ mỗi năm.
Và mô tả lại hoạt động rất đơn giản: Tôn tượng Phật Đản sanh sẽ được đặt giữa chậu nước hoa viền xung quanh, mỗi người Phật tử dâng hương hoa lên Phật, thành tâm đảnh lễ, dùng gáo nước thứ nhất rưới lên vai phải tượng Phật Đản sanh, tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Sau phải múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.

Trên đây là một số tìm hiểu về nghi thức Tắm Phật trong ngày Lễ Phật Đản mà Tĩnh Tâm Quán chúng con gửi đến mọi người, rất mong kết duyên rộng khắp đến chư vị Phật tử gần xa.

Tĩnh Tâm Quán – Kênh Siêu Thị Online Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Uy Tín.

Web: tinhtamquan.com – Bachhoaonline247.com
Fanpage : Shop Tĩnh Tâm Quán
HOẶC liên hệ trực tiếp qua zalo của shop qua số hotline: 0932.808.715
—>>>hãy gửi mẫu hình đã chọn cần mua, tư vấn sản phẩm, có nhu cầu đặt tượng… Chúng tôi sẽ phản hồi nhanh nhất.

Hỗ trợ trực tuyến