Ý nghĩa chữ Vạn trong nhà Phật

Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika, chữ Hán: 卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng”. Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.

Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.

Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.

Ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ này. Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu nầy là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn ngữ: Visnu), Cát Lật Sát Noa (Phạn: Krsna) và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy.

Theo – wikipedia.org

Hỗ trợ trực tuyến