Duyên và nợ

Vạn sự trên đời đều do chữ Duyên, gặp nhau cười nói đều do sự an bài từ trước, vô tình lướt qua nhau cũng bởi ta hết duyên, vậy hà cớ chi chúng ta phải cắn đắn nhau gieo bởi phận khổ vận vào người. Người với người đến với nhau có thể lúc gần có thể xa dịu vợi, sự việc xảy ra xung quanh có thể diễn biến phức tạp hay trở nên nhẹ nhàng âu cũng là do trí tuệ ta tạo ra.. Giải thích điều này bằng câu chuyện tích như sau:
“Có một chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi một vị sư thầy.
-Tại sao Con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác?
Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh một cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.
Mọi người đi qua đều bỏ đi…
Chỉ có một anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi. Mãi sau có một chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.


Sư thầy nhìn anh chàng và nói:
-Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy,đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi!”
Phật nói rằng, cuộc sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn NỢ nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ . Nhiều cặp Vợ chồng, đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng… nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được.

Hỗ trợ trực tuyến