Triết lý nhân quả trong mùa vu lan báo

Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!.

Vị đại đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phật không thể cứu mẹ thoát kiếp ngạ quỷ, cũng không giúp mẹ được một bữa no lòng. Ngài vừa khóc vừa quay về cầu cứu Bổn Sư. Pháp cứu tế nhân đây được Phật thuyết giảng, trở thành một phương pháp cầu siêu cho những người đã khuất; và ngày rằm tháng bảy trở thành ngày lễ cho những người con hiếu thảo, họ thường bái lễ trước tượng Phật đẹp tại gia hoặc tôn tượng của các ngài tại chùa để cầu nguyện cho cha mẹ.

Một nghi vấn được đặt ra: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì lý Nhân quả có đúng không? Và chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào địa ngục.Thật ra, tuy lý Nhân quả có tính phổ thông, nhưng muốn quán triệt đạo lý này, chúng ta phải nghiền ngẫm tư duy thật sâu sắc; và sau đó, nhờ công phu chuyển hóa tự thân, tịnh tu ba nghiệp, ta mới có thể thẩm thấu ý nghĩa sâu xa đó.

Nhân là nguyên nhân, nguồn gốc, mầm mống; Quả là kết quả, thành tựu, báo ứng. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời, không tự nhiên sinh ra, mà phải có nguyên nhân từ trước. Ngược lại, một nguyên nhân muốn có kết quả, cũng phải có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố gọi là Duyên. Lý Nhân quả, hay nói đầy đủ là Nhân – Duyên – Quả, chi phối toàn thể vũ trụ vạn loại, là nguyên lý tuyệt đối. Đức Phật không phải là người khai sinh ra đạo lý nầy, nhưng Ngài đã thấu hiểu nó đến tột cùng và hoằng giáo cho các môn đệ.

Sử dụng khoa học để lý giải, Nhân quả là sự chuyển biến tự nhiên của nhân sinh và vũ trụ. Nhân quả phối hợp với chữ duyên là ý nghĩa đầy đủ cho các phát minh vĩ đại của con người, ví như phương pháp sinh sản vô tính cũng phải dựa trên Nhân là nhiễm sắc thể của tế bào một sinh vật giống cái, kết hợp với noãn bào của một sinh vật khác, trong môi trường cấy, nhiệt độ thích hợp, trí tuệ của nhà khoa học – là “ Duyên”, khi đạt để điều kiện đủ thì cho ra Quả là nhưng sinh vật được tượng hình từ phương pháp sinh sản này.

Chủ trương của đạo Phật có khác, không chỉ chú trọng đến sự hòa hợp giữa con người và môi trưòng sống, giữa cá nhân và tập thể, giữa nhân sinh và vũ trụ, mà còn áp dụng lý Nhân quả để nâng cao đời sống tinh thần, để suy tiến đạo đức. Những người con Phật có chính kiến Nhân quả không làm điều gì tổn hại đến mình và người; và mỗi ngôi chùa là trường học dạy đạo lý làm người, dạy cách đối nhân xử thế trước khi dạy cách tu làm Phật, và dạy người đảnh lễ trước tôn tượng Phật đẹp thiêng liêng.

Tổ Bá Trượng một hôm thuyết pháp xong, đại chúng giải tán hết, chỉ còn một ông già ở lại. Tổ hỏi thì ông thưa:

– Thời Đức Phật Ca Diếp, con là tăng sĩ ở núi này. Do học trò hỏi “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả không? Con đáp “Bất đọa nhân quả” (không rơi vào nhân quả). Vì câu đáp ấy, con bị đọa làm thân chồn đến nay đã năm trăm kiếp. Cúi xin Hòa thượng từ bi dạy cho con một câu để con được hóa kiếp.

Tổ bảo:

– Ông cứ hỏi đi.

Ông già hỏi:

– Người tu hành có rơi vào nhân quả không?

Tổ đáp:

– Bất muội nhân quả (không lầm nhân quả).

Ngay đây ông già đại ngộ, làm lễ và thưa:

– Con đã thoát thân chồn, hiện con ở sau núi, dám xin Hòa thượng lấy theo lễ Tăng tống táng giúp con.

Tổ cùng đại chúng ra hang núi phía sau, quả nhiên thấy xác một con chồn, bèn làm lễ thiêu như một vị Tăng.

Ông già chỉ sai một chữ mà bị đọa làm chồn 500 kiếp. Người đại tu hành mở sáng mắt trí tuệ, thấy tột cùng và không lầm lẫn nhân quả chứ không thể tránh nhân quả. Do nghiệp nhân từ trước, các Ngài dù đã đạt đạo nhưng vẫn thọ quả báo. Có điều, tuy thọ quả nhưng các Ngài vẫn an nhiên tự tại, vì biết tự tánh của nghiệp chướng vốn là không.

Thế nên, muốn biết nhân đời trước, phải nhìn sự lãnh thọ ở đời này. Hoàn cảnh chính báo và y báo đời này tốt đẹp là do đời trước tạo nghiệp nhân thiện lành; nếu đời này ta gặp nhiều chuyện không như ý, đó là vì đời trước đã gây nhân xấu ác. Sự định đọat nầy không phải do Thượng Đế hay một đấng quyền năng nào, mà do nghiệp tạo ra từ thân – miệng – ý của chính mỗi người. Trong thực tế, có nhiều người xấu ác nhưng vẫn sống hạnh phúc giàu sang, lại có người chuyên làm việc thiện mà vẫn khó khăn bất hạnh mọi bề. Đó là quả của việc làm kiếp này chưa trổ ra, còn đời sống hiện tại là do nhân duyên kiếp trước. Hiểu tường tận điều này, chúng ta không chút nghi ngờ về tính bình đẳng và tuyệt đối của lý Nhân Quả.

Nền tảng hiểu biết trên, chúng ta có thể tự lý giải việc bà Thanh Đề có thể thoát khỏi cảnh khổ thân đọa đày là nghiệp báo đã trả đủ, phước đức từ những kiếp trước tu tập nên, kết hợp duyên định Bồ Tát Mục Kiền Liên hóa thân làm con trai của bà, nên tội nghiệp của bà được giải thoát là quả. Lý Nhân quả thật sự không phải đơn giản và chỉ cần cho người sơ cơ, mà tất cả chúng ta đều phải hiểu tường tận để có chính kiến và lòng tin sâu sắc về đạo lý nầy.

Cùng Tĩnh Tâm Quán chia sẻ bể kiến thức rộng lớn về Phật pháp và tham khảo nhiều tôn tuong phat dep với chất liệu tốt như gỗ cẩm lai, đá đổ, lưu ly, gốm Tử Sa…

Hỗ trợ trực tuyến